Press "Enter" to skip to content
New Online Casino Sites: A Comprehensive Overview
New Online Casino Sites: A Comprehensive Overview

With the increase of modern technology and the digital age, on-line casino sites have actually become progressively preferred amongst gamers worldwide. The ease of having the ability to play your…...

 New Online Casino Sites: A Comprehensive Overview

 The Ultimate Guide to Free Online Slot Gamings

 Find Fun and Free Online Casino Games

 The Old Art of Lotus Reading


GS.TS Nguyễn Văn Khang Ngôn ngữ sử dụng ở vùng dân tộcthiểu số Việt Nam

Sách  do Nxb Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2023

Chuyên khảo gồm ba nội dung lớn với với 9 chương như sau:

Phần nội dung lí thuyết gồm hai chương (từ chương 1 đến chương 2):

Chương 1 “Đa ngữ xã hội và giao tiếp trong xã hội đa ngữ”  trình bày những khái niệm liên quan trực tiếp đến trạng thái đa ngữ xã hội như: “người đa ngữ”, “tiếng mẹ đẻ”  và hệ quả của trạng thái đa ngữ xã hội như giao thoa, vay mượn và việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp đa ngữ  (duy trì ngôn ngữ và chuyển đổi ngôn ngữ gắn với chuyển mã, trộn mã)                    

 Chương 2 “ Những vấn đề của chính sách ngôn ngữ và kế hoạch hóa ngôn ngữ” làm rõ  đặc điểm và nội dung của “chính sách ngôn ngữ” và “kế hoạch hóa ngôn ngữ”; đồng thời, chỉ ra những nội dung cơ bản và mới về cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ của Việt Nam qua các thời kì cùng những vấn đề đặt ra đối với chính sách ngôn ngữ  trong giai đoạn mới. Trong phần lí thuyết này, chúng tôi có sử dụng một vài nội dung mà trước đó chúng tôi đã công bố,  vì những nội dung lí thuyết này là chung, phù hợp với nghiên cứu, khảo sát cụ thể.

Phần nội dung nghiên cứu, khảo sát cụ thể gồm 5 chương ( từ chương 3 đến chương 8) về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở các vùng DTTD như: Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng DTTD Đông Bắc (chương 3), Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng DTTD Tây Bắc (chương 4), Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng DTTD Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung (chương 5), Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng DTTD Tây Nguyên (chương 6), Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng DTTD Đông Nam Bộ (chương 7), Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng DTTD Tây Nam  Bộ (chương 8).

  Nội dung nghiên cứu của các chương này được hoàn thành từ tư liệu khảo sát thực tế tại một số địa bàn của mỗi vùng DTTS dưới các hình thức như: trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn sâu, quan sát ghi chép và phiếu hỏi (anket). Tất cả các tư liệu đều được mã hóa và các số liệu được xử lí trên chương trình SPSS. Đối tượng khảo sát là người DTTS gồm người dân,  học sinh DTTS (đang theo học tại các trường dân tộc nội trú) và các lực lượng biên phòng tại một số cửa khẩu. Nội dung khảo sát bao gồm: năng lực ngôn ngữ (nói và viết) đối với tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ và các ngôn ngữ DTTS khác; việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nói ở các bối cảnh giao tiếp khác nhau như: trong gia đình, trong giao tiếp hành chính, trong đời sống thường nhật và trong khi thực hiện các nghi lễ truyền thống, trong hát ru, v.v.

Vì khảo sát sử dụng trong môi trường đa ngữ nên không thể bỏ qua hiện tượng trộn ngữ trong giao tiếp và thái độ ngôn ngữ của người DTTS đối với hiện tượng giao tiếp này cũng như thái độ ngôn ngữ của người DTTS đối với tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ các DTTS khác và đáng chú ý là thái độ ngôn ngữ của người DTTS đối với ngoại ngữ trong thời kì  mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay.

Phần đánh giá chung và dự báo, kiến nghị đề xuất gồm 01 chương (Chương 9).

Phần đánh giá chung cung cấp một cái nhìn khái quát có phân tích, đánh giá về toàn bộ các kết quả nghiên cứu, khảo sát; chỉ ra bức tranh  tổng quát về cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay nói chung, ở các vùng DTTS nói riêng; chỉ ra tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nói của người DTTS bằng các mô hình cụ thể; đồng thời phân tích, chỉ ra những nhân tố tác động, đang làm thay đổi  bản đồ ngôn ngữ ở Việt Nam cụ thể là tại vùng DTTS; chỉ ra sự cần thiết phải điều chỉnh lại một số khái niệm mang tính lí thuyết cho phù hợp với thực tế cũng như xu thế thời đại như: khái niệm         “ người đa ngữ”, “tiếng mẹ đẻ’.

Phần Dự báo đưa ra  5 Dự báo về cảnh huống và tình hình sử dụng ngôn ngữ ở  các vùng DTTS. Phần Kiến nghị đưa ra các kiến nghị đề xuất ở cả tầm vĩ mô và vi mô đối với tình hình ngôn ngữ, việc sử dụng ngôn ngữ và việc bảo tồn phát huy các ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam. Những dự báo và kiến nghị đề xuất đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn của kết quả nghiên cứu khảo sát.

Để khách quan và như một lời tri ân, cuốn sách dành phần  cuối  của các chương khảo sát ( từ chương 3 đến chương 8) và một phần của chương 9 để  nêu ý của các cá nhân, các tổ chức ở địa phương bày tỏ nguyện vọng của mình về vấn đề  sử dụng ngôn ngữ ở vùng DTTS với tấm lòng chân thật và không ngoài mục đích góp phần vào hoàn  thiện chính sách ngôn ngữ của Đảng, Nhà nước, việc thực thi chính sách dân tộc nói chung, ngôn ngữ nói riêng ở từng địa phương cụ thể.

Be First to Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *